Làm khó người nhập cư với quy định 20m2 mới được nhập khẩu thành phố

19/04/2018 22:33 Chiều

Đề xuất người dân muốn đăng ký thường trú tại TP.HCM phải có diện tích ở đạt 20m2 mới được nhập khẩu thành phố bị cho là có khả năng gây khó cho những người nhập cư.

Sở Xây dựng TP.HCM mới đây có đề xuất UBND thành phố ban hành quy định đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở thuê (hoặc mượn, ở nhờ) là diện tích bình quân cho mỗi người phải đạt 20m2, không phân chia khu vực nội thành hay ngoại thành.

Nhiều người nhập cư muốn được nhập khẩu vào TP.HCM bởi xác định gắn bó lâu dài với mảnh đất này.

Siết nhập cư liệu có tốt?

Quy định không áp dụng với một số trường hợp người thân trong gia đình như: người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị em ruột; người chưa thành niên không còn cha mẹ, hay còn nhưng không khả năng nuôi dưỡng; người khuyết tật, tâm thần, mất khả năng lao động, nhận thức, điều khiển hành vi về ở với người thân, người giám hộ…

Theo Sở Xây dựng, quy định này được đưa ra trong bối cảnh dân số cơ học TP.HCM ngày càng tăng, kéo theo việc đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê (mượn, hoặc ở nhờ) gia tăng.

Những năm gần đây, lực lượng lao động các địa phương khác đổ về thành phố tăng nhanh đã kéo theo sự quá tải về hạ tầng, ùn tắc giao thông, giá bất động sản tăng cao, các bệnh viện, trường học cũng không đảm bảo…Do đó, quy định này nhằm hạn chế tình trạng tăng dân số cơ học quá nhanh, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân.

Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế đồng tình với đề xuất trên. Ông Hiển cho rằng, đề xuất diện tích tối thiểu có 20m2 đất ở để được nhập cư vào thành phố nhất quán với những nghiên cứu và những công bố về chỉ tiêu của nhu cầu diện tích tối thiểu của người dân. Cách đây 5 năm đã có nhu cầu diện tích ở tối thiểu của đầu người tại các đô thị là 20m2. Đặc biệt với TP.HCM là rất phù hợp vì đây là đô thị đi đầu về phát triển kinh tế, xã hội văn hóa và tiêu chuẩn về nhà ở phải ở mức hợp lý.

Làm khó người nhập cư nhập khẩu thành phố

Hiện dân số TP.HCM khoảng 13 triệu người, chiếm một lực lượng đông đảo trong số này là người dân từ các tỉnh khác về sinh sống và làm việc. Đây cũng là nhóm đối tượng có nhu cầu rất lớn về nhà ở. Tuy nhiên, với mức thu nhập thấp, họ đang phải sống trong các khu nhà trọ chật hẹp, thiếu thốn.

Anh Minh (quê Nghệ An) đã sinh sống tại TP.HCM hơn 10 năm và hiện vẫn đang phải ở trong căn phòng trọ khoảng 15m2 tại quận Thủ Đức. Anh cho biết, với thu nhập hằng tháng của cả hai vợ chồng khoảng 15 triệu chỉ vừa đảm bảo chi phí thuê trọ, ăn uống sinh hoạt, học hành cho một đứa con.

Anh Minh cho biết, những người nhập cư như anh luôn mong muốn được nhập khẩu vào TP.HCM bởi anh xác định gắn bó lâu dài với mảnh đất này. Nếu được nhập khẩu, gia đình anh sẽ được hưởng những chính sách tốt hơn, con cái học hành cũng dễ dàng.

“Những người thu nhập thấp nếu có tiền mua nhà cũng chỉ mua được những căn hộ có diện tích nhỏ. Ví dụ, tôi mua được căn nhà 30m2, nhà có 3 người mà quy định mỗi người phải đạt 20m2 thì không lẽ một người được nhập khẩu, còn hai người nữa thì không”, anh Minh thắc mắc.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) thì cho rằng, lịch sử của TP.HCM được tạo nên một phần bởi dòng người nhập cư, đây là thành phố của người nhập cư. Dù muốn hay không thì dòng người từ các tỉnh khác vẫn sẽ đổ về thành phố để học tập, sinh sống. Nếu không có chỗ ở hợp pháp thì họ sẽ tìm mọi cách để có chỗ ở và sử dụng hạ tầng, dịch vụ công cộng của thành phố. Do đó, thay vì siết quy định nhập cư thì nên tìm một giải pháp hợp lý hơn.

Ông Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM cho rằng, nâng diện tích nhà ở tối thiểu là một biện pháp để siết việc nhập hộ khẩu vào TP.HCM, tuy nhiên việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến những người nhập cư. Một đô thị có nhiều cơ hội sẽ thu hút người nhập cư, đó là quy luật tất yếu. Thế nên, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực to lớn của lực lượng này thì thành phố cũng cần có những chính sách để đảm bảo quyền lợi cơ bản cho họ như chỗ ở, học tập, việc làm…

 

Theo Tuổi Trẻ

Đăng bởi: | Ngày cập nhật:

Xem thêm

  • Tập đoàn Bất động sản Capitaland tại Việt Nam

    Gia nhập thị trường bất động sản tại Việt Nam hơn 20 năm qua, CapitaLand – Tập đoàn bất động sản danh tiếng Châu Á có trụ sở chính tại Singapo – đã ghi dấu ấn sâu đậm với các dự án nhà ở tại Hà Nội và Tp.HCM. TẬP ĐOÀN CAPITALAND – NHÀ PHÁT […]

  • Những công trình kiến trúc Atkins

    Những công trình kiến trúc hàng đầu thế giới của Atkins

    Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc Atkins nổi tiếng thế giới với những toà nhà chọc trời, công trình xa hoa đẳng cấp, mang tính biểu tượng như: Huarong Tower (Trung Quốc); Tòa nhà căn hộ cao cấp và khách sạn 5 sao Five Jumeirah Village, Burj AL Arab, trung tâm thương mại […]

  • danh sách và thông tin các aeon việt nam

    Thông tin Hệ thống Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam

    Thông tin giới thiệu hệ thống các Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam đang hoạt động với các tiện ích dịch vụ phục vụ người dân mua sắm. Cùng với đó là loạt ác dự án TTTM của AEON tại các tỉnh thành trên cả nước đang và được lên kế hoạch triển […]

  • Chủ tịch Vingroup lập công ty GSM: Taxi và cho thuê xe Vinfast

    Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM) – Dịch vụ vận chuyển taxi và cho thuê xe máy, ô tô điện VinFast. Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh – GSM […]

  • đường sắt đô thị Hà Nội -metro

    Thông tin các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch

    Thông tin chi tiết lộ trinh các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hanoi) theo quy hoạch gồm 9 tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh có tổng chiều dài 417,8 km (342,2 km cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng và 75,6 km đi ngầm). Trong đó, có các […]

  • trục lợi từ nhà ở xã hội

    Trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội và giải pháp

    Nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế đồng bộ với giá bán ưu đãi là mơ ước của số đông người dân. Việc tiếp cận những căn hộ này luôn khó khăn bởi nguồn cung thấp, tính minh bạch thông tin vẫn còn vướng mắc. Những vấn đề này khiến nhà ở xã […]

  • Biến động nhân sự ngành Bất động sản: Vinhomes tăng đột biến

    Biến động nhân sự tại các doanh nghiệp tập đoàn Bất động sản niêm yết diễn ra theo hướng trái ngược nhau với Vinhomes tăng đột biến cùng sự gia tăng của các tập đoàn Nam Long, Văn Phú Invest… Ở chiều ngược lại thì Novaland, Đất Xanh, Phát Đạt, Khang Điền và một số […]