Cảnh báo thị trường BĐS: Người mua nhà có nguy cơ trắng tay
(Vinhomecitys) Thị trường bất động sản thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, gây bất lợi cho người mua nhà. Nhiều nhà đầu tư (khách hàng) người mua nhà có nguy cơ trắng tay.
Những lỗ hổng pháp lý cần vá lại
Tình trạng BĐS đa phần rơi vào các nhà đầu cơ đã gây cơn sốt giá về BĐS qua từng thời kỳ, người thực sự có nhu cầu về nhà ở lại không có cơ hội, một là về giá, hai là các nhà đầu cơ đã bằng nhiều phương thức tìm hiểu mua đón lõng ngay từ khi dự án BĐS đang trên giấy.
Đã có nhiều bài học “chua xót” mà vụ việc của PVC Land chúng tôi phản ánh mới đây chỉ là một ví dụ cho thấy hệ thống pháp luật còn nhiều lỗ hổng. Ngoài ra, còn nhiều lỗ hổng khác do tâm lý đầu tư theo phong trào, dễ xảy ra tình trạng người mua nhà có nguy cơ trắng tay
Trước đây, khách hàng mua – bán BĐS ít quan tâm đến năng lực của chủ đầu tư. Mặc dù quy định người mua nhà chung cư, biệt thự liền kề đều phải được biết về năng lực tài chính của chủ đầu tư, nhưng khách hàng thường bỏ qua yếu tố quan trọng này. Chính vì vậy, khi rủi ro “ập” đến, các nhà đầu tư căn hộ, biệt thự liền kề đã phải chịu trận. Khách hàng là người bỏ tiền ra để đầu tư vào dự án, khi bị rủi ro thì quyền và lợi ích của họ lại không được đảm bảo – người mua nhà có nguy cơ trắng tay.
Thực tế là hệ thống pháp luật của chúng ta cũng đã được được điều chỉnh để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, để chủ đầu tư phải có trách nhiệm đến cùng đối với khách hàng. Chính vì vậy, dự án phải được bảo lãnh qua ngân hàng trước khi đầu tư xây dựng là một điều kiên tiên quyết đối với các chủ đầu tư, cũng là đảm bảo để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ.
Năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) ra đời, điều 56 quy định, chủ đầu tư thực hiện dự án phải được ngân hàng bảo lãnh. Nếu chủ dự án không triển khai được, người mua nhà vẫn có cơ hội nhận nhà hoặc được trả lại tiền nhờ đã được bảo lãnh – hạn chế được tình trạng người mua nhà trắng tay khi gặp chủ đầu tư kém năng lực và không có bảo lãnh từ ngân hàng
Khác với trước đây, người mua nhà chịu thiệt khi dự án bị đình trệ, khách hàng có khiếu nại, tố cáo chủ đầu tư, thậm chí là kiện ra tòa cũng chưa chắc đòi được tiền. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lỗ hổng từ thực tế chưa thể vá lại trong ngày một ngày hai và cần thời gian để hoàn thiện thêm. – Người mua nhà có nguy cơ trắng tay vẫn còn tiềm ẩn

Khách hàng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực BĐS trước khi đặt bút ký hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua nhà ở.
Người mua nhà có nguy cơ trắng tay từ các dự án không đảm bảo về năng lực tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM mới đây đã công bố danh sách 77 dự án BĐS đang thế chấp ngân hàng. Hà Nội cũng công bố có 34 dự án đang trong tình trạng “cắm” nhà băng.
Trong danh sách hơn 100 dự án được nêu tên có khá nhiều đại gia BĐS, thực sự đã gây ra “cú sốc” cho nhiều nhà đầu tư và các chủ dự án cũng “thất thần”. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng giải thích việc thế chấp dự án để vay vốn là điều hết sức phổ biến trong kinh doanh BĐS… nhưng không thể làm yên lòng đối với khách hàng đã đầu tư tại nhiều dự án. Đây cũng là bài học cảnh báo cho những người mua nhà trước khi “xuống tiền” vào các dự án. – Người mua nhà có nguy cơ trắng tay vẫn còn tiềm ẩn.
Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) đưa ra những dự báo về thị trường BĐS năm 2017 và giai đoạn 5 năm tới: Thị trường BĐS vẫn còn nằm trong chu kỳ tăng trưởng, nhưng có thể chững lại so với năm 2016. Thị trường sẽ có sự chuyển hướng mạnh sang phân khúc BĐS có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thật của đa số người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở đô thị.
HoREA cũng cho rằng, hiện nay đã xuất hiện một số yếu tố tiềm ẩn rủi ro trên thị trường BĐS như hiện tượng lệch pha cung – cầu, có sự gia tăng mạnh các nhà đầu tư thứ cấp, hoặc nguồn cung tín dụng có xu hướng tập trung vào một số tập đoàn lớn đầu tư vào phân khúc BĐS cao cấp, nghỉ dưỡng…
Lệch pha cung – cầu
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài – GS. Nguyễn Mại đã đưa ra nhận định về thị trường BĐS tại một hội thảo do Hiệp hội BĐS Việt Nam (VnRea) tổ chức. Theo đó, nhu cầu nhà ở đang trên đà tăng trưởng bền vững, tín dụng đổ vào BĐS được điều tiết tốt, thị trường 2017 hứa hẹn trở thành bức tranh với nhiều gam màu sáng và sôi động.
Tuy vậy, GS. Nguyễn Mại cũng cho rằng, đã xuất hiện lo ngại khi số lượng căn hộ cao cấp tăng quá nhanh làm lệch cán cân cung – cầu, có thể dẫn đến những bất lợi cho thị trường. Đặc biệt, thị trường vẫn còn nhiều điều cần phải lưu ý để tránh nguy cơ gây “bong bóng”, bởi theo thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tín dụng BĐS năm 2016 chỉ tăng 12% so với mức 28% của năm 2015.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng – Nguyễn Trần Nam thì cho rằng, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn và tiềm năng, triển vọng vẫn còn hiện hữu. Cùng với đó là sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế đối với BĐS Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh.
Tuy nhiên, thị trường BĐS trong năm 2017 sẽ tiếp tục như năm 2016, chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Nhưng giai đoạn này sẽ có sự đột phá về phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Trong khi đó, với những cảnh báo liên tiếp, các chủ đầu tư phân khúc cao cấp cũng sẽ phải điều chỉnh giảm, nếu không muốn lâm vào khủng hoảng.
Lời khuyến cáo đối với khách hàng là cần tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý, năng lực, uy tín chủ đầu tư trước khi đặt bút ký hợp đồng.
Đăng bởi: Tháng Ba 27, 2017
| Ngày cập nhật:Xem thêm
-
Tập đoàn Bất động sản Capitaland tại Việt Nam
Gia nhập thị trường bất động sản tại Việt Nam hơn 20 năm qua, CapitaLand – Tập đoàn bất động sản danh tiếng Châu Á có trụ sở chính tại Singapo – đã ghi dấu ấn sâu đậm với các dự án nhà ở tại Hà Nội và Tp.HCM. TẬP ĐOÀN CAPITALAND – NHÀ PHÁT […]
-
Những công trình kiến trúc hàng đầu thế giới của Atkins
Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc Atkins nổi tiếng thế giới với những toà nhà chọc trời, công trình xa hoa đẳng cấp, mang tính biểu tượng như: Huarong Tower (Trung Quốc); Tòa nhà căn hộ cao cấp và khách sạn 5 sao Five Jumeirah Village, Burj AL Arab, trung tâm thương mại […]
-
Thông tin Hệ thống Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam
Thông tin giới thiệu hệ thống các Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam đang hoạt động với các tiện ích dịch vụ phục vụ người dân mua sắm. Cùng với đó là loạt ác dự án TTTM của AEON tại các tỉnh thành trên cả nước đang và được lên kế hoạch triển […]
-
Chủ tịch Vingroup lập công ty GSM: Taxi và cho thuê xe Vinfast
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM) – Dịch vụ vận chuyển taxi và cho thuê xe máy, ô tô điện VinFast. Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh – GSM […]
-
Thông tin các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch
Thông tin chi tiết lộ trinh các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hanoi) theo quy hoạch gồm 9 tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh có tổng chiều dài 417,8 km (342,2 km cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng và 75,6 km đi ngầm). Trong đó, có các […]
-
Trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội và giải pháp
Nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế đồng bộ với giá bán ưu đãi là mơ ước của số đông người dân. Việc tiếp cận những căn hộ này luôn khó khăn bởi nguồn cung thấp, tính minh bạch thông tin vẫn còn vướng mắc. Những vấn đề này khiến nhà ở xã […]
-
Biến động nhân sự ngành Bất động sản: Vinhomes tăng đột biến
Biến động nhân sự tại các doanh nghiệp tập đoàn Bất động sản niêm yết diễn ra theo hướng trái ngược nhau với Vinhomes tăng đột biến cùng sự gia tăng của các tập đoàn Nam Long, Văn Phú Invest… Ở chiều ngược lại thì Novaland, Đất Xanh, Phát Đạt, Khang Điền và một số […]