Nhiều quan ngại từ dòng vốn nhà đầu tư Trung Quốc chảy vào Việt Nam
Các nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển dòng vốn vào bất động sản công nghiệp Việt Nam thông qua việc M&A các dự án, tín hiệu vui nhưng cũng gây nhiều quan ngại.
Dòng vốn Trung Quốc vượt qua Nhật, Hàn
Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Vũ Hán, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn gia tăng. Trong đó, các nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển dòng vốn vào bất động sản công nghiệp Việt Nam thông qua việc M&A các dự án và đang chiếm ưu thế so với vốn FDI của Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/10 đạt 23,4 tỷ USD, giảm 5,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, vốn đăng ký mới đạt 11,66 tỷ USD, giảm 9,1%; vốn tăng thêm đạt trên 5,71 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ.
Trong đó, dòng vốn đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc nằm trong tốp cao, chỉ đứng sau các nhà đầu tư đến từ Singapore, vượt lên trên các nhà đầu tư từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong 10 tháng qua, Trung Quốc có 294 dự án đầu tư mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký là hơn 1,34 tỷ USD; 108 dự án đang hoạt động tăng thêm vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 474 triệu USD, cùng 761 lượt dự án góp vốn mua cổ phần với hơn 353 triệu USD.
Bên cạnh đó, vốn của các nhà đầu tư Hong Kong cấp mới ở Việt Nam 10 tháng qua đạt 900 triệu USD vào 179 dự án; vốn góp mua cổ phần là hơn 184 triệu USD, cho hơn 107 dự án. Vốn của các nhà đầu tư Đài Loan là 934 triệu USD cho 102 dự án mới, vốn góp mua cổ phần là 293 triệu USD cho hơn 390 dự án góp mua cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa…
Như vậy, nguồn vốn đầu tư Trung Quốc cam kết vào Việt Nam đạt hơn 2,16 tỷ USD. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đến nay đạt hơn 18,1 tỷ USD, với 3.087 dự án đầu tư, trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 tại Việt Nam.
Tính chung cả nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong vào Việt Nam đạt trên 76,4 tỷ USD, vượt qua tổng vốn đầu tư vào Việt Nam từ trước tới nay của Hàn Quốc (70,4 tỷ USD), Nhật Bản (gần 60 tỷ USD) và Singapore (55,7 tỷ USD).
Được biết, Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam nhiều nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất điện-khí nước-điều hòa. FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh ven biển, các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước.
Trong báo cáo Sách trắng bất động sản công nghiệp Việt Nam do Savill công bố, số lượng nhà đầu tư gốc Hoa đang có mặt tại hầu hết các vùng công nghiệp từ Bắc đến Nam.
Cụ thể, trong 20 giao dịch nổi bật 9 tháng qua, có 8 dự án của các nhà đầu tư Hong Kong, chiếm tỷ lệ 40% với tổng vốn đầu tư gần 700 triệu USD. 8 dự án tại Khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), Văn Trung (Bắc Giang), An Dương (Hải Phòng), Phước Đông (Tây Ninh), Bầu Xeo (Đồng Nai), Mỹ Phước 3 (Bình Dương) và Mộc Bài (Tây Ninh). 4 dự án do nhà đầu tư Trung Quốc, chiếm tỷ lệ 20%, với tổng giá trị 300 triệu USD. Các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tập trung ở các khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng), Hòa Phú (Bắc Giang), Nam Tân Uyên (Bình Dương) và Châu Đức (Bà Rịa – Vũng Tàu). 3 giao dịch của nhà đầu tư Đài Loan tập trung tại hai khu công nghiệp phía Bắc là Đồng Văn 3 (Hà Nam) và Đông Mai (Quảng Ninh) với giá trị hơn 380 triệu USD.

Nhà đầu tư Trung Quốc “đổ bộ” vào bất động sản công nghiệp
Nhiều lo ngại về các nhà đầu tư Trung Quốc
Mặc dù sự gia tăng dòng vốn của Trung Quốc vào Việt Nam là tín hiệu tích cực, tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại việc nhà đầu tư Trung Quốc mua lại doanh nghiệp, dự án đặc biệt dự án bất động sản tại Việt Nam tạo nhiều rủi ro.
Trên thực tế đã có tình trạng doanh nghiệp, cá nhân người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán bất động sản tại các khu vực ven biển để chuyển mục đích sử dụng sang đất thương mại, dịch vụ hoặc thuê diện tích đất dọc ven biển, thu mua đất đai tại các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh,… Thời gian qua, Bộ Công an, Bộ Xây dựng đã cảnh báo tình trạng người Trung Quốc mượn tay người Việt một số nơi để giao dịch đất đai như tại Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh, Phú Quốc,…
Các chuyên gia cũng lo ngại các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ bị “thâu tóm” mà nó còn ảnh hưởng đến cả ngành, lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung căng thẳng, hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ khó khăn, nhiều khả năng Trung Quốc không rót vốn mở rộng đầu tư sản xuất mà chỉ chọn Việt Nam làm nơi trung chuyển nhằm “né” thuế khi xuất qua Mỹ.
Điều này không chỉ đẩy các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đến chỗ khó khăn hay phá sản, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hàng Việt Nam bị áp thuế trừng phạt với mức cao từ các quốc gia nhập khẩu trong đó có Mỹ và các nước châu Âu,…
Do đó, giới chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có chính sách thu hút đầu tư hiệu quả, nâng cao tiêu chuẩn, bổ sung các quy định, điều kiện chặt chẽ hơn đối với các hoạt động đầu tư. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát dự án, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, cam kết, loại bỏ dự án kém chất lượng,…
Mọi thông tin liên hệ hoặc cần cung cấp vui lòng liên hệ Email: bdshotrothongtin@gmail.com
TIN TỨC LIÊN QUAN:
Doanh nghiệp Trung Quốc xây trái phép 3 tòa nhà tại Bắc Giang
Nhu cầu mua nhà của người nước ngoài đang gia tăng
Bất động sản Khu công nghiệp Vinhomes – Động lực tăng trưởng của Vingroup
PDR thành lập công ty phát triển BĐS Khu công nghiệp Phát Đạt
Amata City Long Thành – Khu phức hợp công nghiệp đô thị dịch vụ Đồng Nai
Những điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều mua nhà ở Việt Nam
Tập đoàn của Nhật Bản cùng Vinhomes xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam
10 Khu đô thị hàng đầu thành phố Thủ Đức trong tương lai
Vingroup chuẩn bị ra mắt hai khu công nghiệp Vinhomes tại Hải Phòng
Đăng bởi: Tháng Mười Một 18, 2020
| Ngày cập nhật:Xem thêm
-
Le Paradis de Dalat: Đô thị nghỉ dưỡng tại Thành phố Đà Lạt
Dự án đô thị nghỉ dưỡng Le Paradis de Dalat quy mô 37,5 hecta do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm Chủ đầu tư phát triển gồm các biệt thự, trung tâm thương mại dịch vụ, giáo dục… tại trung tâm thành phố Đà Lạt. Le Paradis de […]
-
Căn hộ Glory Heights Vinhomes Grand Park
Glory Heights là phân khu được ví như là bản sao của The Landmark (thuộc Vinhomes Central Park) gồm 5 tòa tháp căn hộ và Shop khối đế. Tiêu chuẩn bàn giao nội thất sang trọng mang đến sự lựa chọn linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của người ở. Glory Heights là phân […]
-
Khu biệt thự nghỉ dưỡng The Forest Villas Hoà Bình
The Forest Villas Hoà Bình được đánh giá là có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên. Dự án có tổng diện tích lên đến gần 200 ha, dự kiến cung cấp ra thị trường khoảng gần 2000 căn biệt thự nghỉ dưỡng với sổ đỏ pháp lý vĩnh viễn. Khu biệt thự The […]
-
Thông tin dự án căn hộ Khải Hoàn Prime Lê Văn Lương, Nhà Bè
Dự án căn hộ Khải Hoàn Prime vị trí đường Lê Văn Lương, Nhà Bè, quy mô hơn 1,8ha gồm 3 block căn hộ, Shophouse thiết kế tinh tế cùng hệ thống tiện ích Resort có giá bán hấp dẫn tại Nam Sài Gòn. Thừa hưởng tiềm năng phát triển bậc nhất của Nam Sài […]
-
Dự án Zeit Edu County – ZeitGeist Xii Nam Sài Gòn
Dự án Zeit Edu County tại Khu đô thị ZeitGeist GS Nam Sài Gòn bao gồm nhà phố, biệt thự, Shophouse và căn hộ cao cấp cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp thế giới được phát triển bởi tập đoàn quốc tế GS E&C đến từ Hàn Quốc. Tiếp nối dự thành công […]
-
Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Happy Home TP Thủ Đức
Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Long Phước, Thành phố Thủ Đức – HCM thương hiệu Happy Home có quy mô hơn 44ha do Công ty Cổ phần Phát triển Thành Phố Xanh (thuộc Vinhomes) là chủ đầu tư. Dự án nhà ở xã hội Vinhomes Long Phước – Happy Homes là dự án […]
-
Dự án Khu biệt thự và nhà phố Emeria Khang Điền
Dự án Khu biệt thự và nhà phố Emeria Khang Điền tại Bình Trưng Đông, thành phố Thủ Đức, TP. HCM sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về vị trí, tiện ích, thiết kế, uy tín chủ đầu tư. Tiếp nối thành công của các dự án Khu nhà phố thấp tầng Mega Village, […]