Siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn. Nên hay Không?

25/03/2017 21:57 Chiều

Sau thông tin Tập đoàn Tuần Châu đề xuất TPHCM cho phép xây dựng siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn dài 63km, nối trung tâm quận 1 với huyện Củ Chi. Đã có nhiều ý kiến phân tích về việc nên hay không nên đồng triển khai siêu dự án này.

Sở GTVT cũng cho biết UBND TP.HCM đã ghi nhận đề xuất của Công ty Âu Lạc và chấp thuận cho công ty này tự cân đối chi phí lập, trình duyệt đề xuất dự án trong thời gian bốn tháng. Cạnh đó, TP.HCM cũng giao Sở GTVT xem xét, tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông để làm cơ sở triển khai dự án theo đúng quy định.

Đề xuất đại lộ ven sông Sài Gòn

Thông tin từ lãnh đạo UBND TPHCM cho biết đã giao các sở, ngành chuyên môn của TP xem xét đánh giá trước khi TP có quyết định chính thức về dự án này. Theo đại diện Tập đoàn Tuần Châu, tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn dài khoảng 63km, có điểm đầu tại ngã ba Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi (quận 1), chạy dọc theo sông Sài Gòn và kết thúc tại cầu Bến Súc (huyện Củ Chi). Cụ thể ở đoạn 1, sẽ xây dựng cầu ven sông Sài Gòn, chui dưới các cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn rồi đi vượt lên trên cầu Thanh Đa để tiếp tục chạy vượt trên cao ven kênh Thanh Đa, qua cầu Bình Triệu và cù lao ở khu vực của Công ty Vissan. Kế đến, đường sẽ đi theo ven sông Sài Gòn và chui dưới cầu Bình Lợi mới rồi giao cắt khác mức với cầu đường sắt Bình Lợi để chạy ven sông Sài Gòn cho đến sông Vàm Thuật (quận 12). Đoạn này dài hơn 9,5km với 4 làn xe. Đoạn còn lại dài hơn 54km, đi qua khu vực có thể tận dụng phần địa hình phần sông rạch ít giải tỏa xây dựng đường ven sông với bề rộng 6 làn xe.

Theo hướng tuyến nêu trên, đại lộ ven sông Sài Gòn khi hoàn thành sẽ hình thành trục giao thông chính và kết nối với hệ thống giao thông hiện hữu tại Hàm Nghi (quận 1), cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh), kết nối thông qua các tuyến dự kiến như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Thái Sơn, Phạm Huy Thông, Nguyễn Văn Lượng… của quận 12 và Bình Thạnh. Đại lộ ven sông còn kết nối với cầu Phú Long để đi ra Quốc lộ 13, Quốc lộ 1 và 22. “Khi đại lộ ven sông hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông TP, tạo đà cho sự phát triển các quận huyện vùng ven như quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi, thậm chí tỉnh Tây Ninh và khu vực lân cận. Dự án còn giúp giảm tải cho tuyến như Trường Chinh, Ngã tư An Sương, Quốc lộ 22…” – Tập đoàn Tuần Châu đánh giá và dự kiến thi công dự án này trong vòng 18 tháng.

Siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn được tập đoàn Tuần Châu đề xuât triển khai xây dựng

Làm đại lộ ven sông Sài Gòn để phát triển đô thị vệ tinh

Dù đây mới chỉ là đề xuất của tập đoàn Tuần Châu, nhưng dự án này cũng nhận được một số ý kiến đồng tình. Ông Nguyễn Kim Lăng, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (Tedi South), cho biết: “Khu vực Tây Bắc được xác định là khu đô thị vệ tinh của TP, trong khi từ hướng này vào trung tâm TP.HCM hiện hữu đang rất thiếu đường nên việc nâng cấp mở rộng đường hiện hữu, làm đường mới… là rất tốt. Việc hình thành các tuyến đường vành đai, tuyến đường trục kết nối giao thông thuận tiện đến trung tâm hiện hữu để thu hút người dân về các khu đô thị vệ tinh là cần thiết”.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc, nêu quan điểm: “Theo quan điểm cá nhân của tôi, dự án đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ vực dậy sự phát triển của khu vực Tây Bắc vốn ì ạch lâu nay. Khi trục đường này hình thành sẽ có tác động rất lớn. Đô thị của TP phát triển theo vết dầu loang nên cấu trúc đô thị ở các khu vực có đường đi qua sẽ thay đổi lớn. Khu vực phía Nam trước đây là vùng sình lầy nhưng từ khi hình thanh trục đường Nguyễn Văn Linh đã tạo ra sự thay đổi lớn về sự phát triển đô thị”.

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA), cho rằng: “Đây là ý tưởng về quy hoạch khá đột phá. Tuyến đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ tận dụng quỹ đất bãi bồi ven sông. Như vậy, việc triển khai tuyến đường sẽ nhanh vì ít giải phóng mặt bằng”.

Cẩn trọng kẹt xe, phá mảng sinh thái

Tuy nhiên, một số chuyên gia lưu ý việc làm “đại lộ ven sông Sài Gòn” nối thẳng vào trung tâm dễ làm gia tăng kẹt xe cho trung tâm nên cần có sự tính toán kỹ. “Xu hướng phát triển đại lộ, đường cao tốc ven sông, ven biển đã có từ những năm 1970 ở các nước phát triển, nhưng sau đó họ đã phải điều chỉnh vì không phù hợp. Nó lấy mất đi cơ hội của người dân trong việc tiếp cận ra bờ sông. Do đó TP nên lưu ý điều này” – Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhần mạnh. Góp ý thêm, TS. Phạm Sanh cho rằng: “Không ai đầu tư đại lộ dẫn xe đổ trực tiếp vào trung tâm như đề xuất vì nó sẽ gây ra ách tắc giao thông trầm trọng hơn cho khu vực trung tâm. Đơn vị đề xuất phải có nghiên cứu bài bản cả về quy hoạch đô thị lẫn quy mô, hướng tuyến. Đường  hoàn toàn men theo bờ sông hay mượn đường hiện có? Về hướng tuyến, nó có chồng lấn một phần với đường trên cao số 4 theo quy hoạch phát triển giao thông của TPHCM đã được phê duyệt hay không?”

Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc đề xuất làm siêu đại lộ ven sông Sài Gòn

———————————————o0o—————————————————-


Siêu đường không có trong quy hoạch

– UBND TP.HCM đã chấp thuận điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP (930 ha) để xây đại lộ ven sông Sài Gòn, đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến đường chui dạ cầu Sài Gòn.

Sở GTVT được giao thẩm định để đảm bảo kết nối đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật của tuyến đường này với hạ tầng kỹ thuật chung và không ảnh hưởng đến tuyến metro số 1. Việc đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng tuyến đường ven sông Sài Gòn được cho là sẽ giảm áp lực giao thông cho tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh hiện hữu.

Ngoài ra, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cũng đang nghiên cứu làm đường nhựa (rộng 9 m, trong đó lòng đường rộng 7 m) trên tuyến đê bao ven sông Sài Gòn khi nâng cấp tuyến đê bao bờ hữu sông Sài Gòn.

“Về cục bộ, ven sông Sài Gòn có quy hoạch làm một số đoạn đường, trong đó có việc kết hợp với các tuyến đê bao. Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển GTVT được Thủ tướng phê duyệt thì không có tuyến đường ven sông Sài Gòn dài đến 63 km nối từ trung tâm TP đến huyện Củ Chi như đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu” – một cán bộ Sở GTVT cho biết.

– Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho biết theo quy hoạch, TPHCM có 2 mảng xanh lớn ở huyện Cần Giờ và huyện Củ Chi, Hóc Môn nên việc làm đường qua các khu vực này cần đánh giá sự phù hợp, không phải cứ thấy đất trống là phát triển đô thị. Ngoài ra, lãnh đạo TPHCM cũng từng xác định sẽ giữ mảng xanh sinh thái khu vực ven sông Sài Gòn, đặc biệt khu vực huyện Hóc Môn và Củ Chi.

________________________________

Theo đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu, siêu đại lộ ven sông Sài Gòn có điểm đầu tại ngã ba Tôn Đức Thắng – Hàm Nghi (quận 1), chạy dọc theo sông Sài Gòn và kết thúc tại cầu Bến Súc (huyện Củ Chi). Đường dài khoảng 63 km sẽ đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn và các quận 12, Bình Thạnh, quận 1.

 

 

 

Vinhomecitys.com

 

Đăng bởi: | Ngày cập nhật:

Xem thêm

  • Vị trí Vinwonders Grand Park hcm

    Công viên giải trí VinWonders Grand Park TP.HCM

    Công viên giải trí VinWonders Grand Park TP.HCM là mô hình du lịch – vui chơi giải trí – nghệ thuật đa chủ đề tích hợp vào không gian sống hàng ngày, mang đến trải nghiệm chưa từng có cho cư dân Vinhomes và du khách, nơi các bạn trẻ checkin và thưởng ngoạn. Cùng […]

  • Tổ hợp căn hộ Libera Nha Trang

    Căn hộ nghỉ dưỡng biển Libera Nha Trang

    Libera Nha Trang nằm Trên trục đường Trần Phú & Trần Phú (kéo dài) sở hữu bãi biển riêng … tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Một sản phẩm Bất động sản được đánh giá là hiếm có mang tư duy sáng tạo lần đầu xuất hiện với sự hợp tác của […]

  • Eaton Park Gamuda Land An Phú, Thủ Đức, Hồ chí minh

    Căn hộ Eaton Park Gamuda Land đường Mai Chí Thọ, TP.HCM

    Eaton Park là dự án căn hộ và Shophouse do Gamuda Land phát triển trên đường Mai Chí Thọ, phường An Phú, TP. Thủ Đức (HCM) đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nhà ở và tiện ích cho cộng đồng cư dân nơi đây. Khu căn hộ Eaton Park được đánh giá cao nhờ […]

  • Bất động sản Big Four

    Big Four: Công ty Đầu tư và Tư vấn Bất Động Sản

    Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Tư Vấn Chiến Lược Bất Động Sản Big Four định hướng tập trung phát triển các sản phẩm BĐS có tiềm năng, giá trị sử dụng cao tại các khu đô thị tỉnh trên cả nước. GIỚI THIỆU VỀ BIG FOUR Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và […]

  • Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Happy home Tràng Cát

    Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Tràng Cát, TP. Hải Phòng

    Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Happy Home Tràng Cát, TP. Hải Phòng có diện tích khoảng 11 ha với 27 block nhà chung cư (20 block cao 7 tầng, 7 block cao 9 tầng) với hơn 4.000 căn hộ, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho gần 10.000 người; khu nhà ở […]

  • Công ty CP Vinhomes ra mắt phòng kinh doanh bán lẻ Vinhomes

    Phòng kinh doanh bán lẻ Bất động sản Vinhomes

    Công ty CP Vinhomes thuộc tập đoàn Vingroup ra mắt phòng kinh doanh bán lẻ Vinhomes – Bộ phận kinh doanh Inhouse bổ sung hệ thống phân phối tự doanh, trực tiếp kinh doanh và phân phối BĐS song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc đồng thời tiến hành chiến […]

  • tập đoàn Marriott International

    Marriott International: Hệ thống thương hiệu khách sạn toàn cầu

    Marriott International là thương hiệu khách sạn lớn nhất thế giới hiện nay với 30 thương hiệu, với số lượng hơn 7.000 khách sạn, resort trải rộng khắp các châu lục cùng với các khu dân cư hàng hiệu Brand Residence. Tiêu biểu như các thương hiệu: The Luxury Collection, W Hotels, Edition Hotels, Westin […]