Tập đoàn Vingroup đầu tư 100.000 tỷ đầu tư đường sắt đô thị Hà Nội
Ngày 25/6. Tại Hội nghị “Hà Nội 2017 – Hợp tác đầu tư và Phát triển”, UBND TP. Hà Nội đã trao bản ghi nhớ với các doanh nghiệp để thực hiện một số dự án lớn trên địa bàn. Trong đó, đáng chú ý việc Vingroup rót khoảng 100.000 tỷ đồng xây dựng một tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, bên cạnh những tuyến đang xây dựng bằng vốn ngân sách. Khi triển khai, đây sẽ là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn vốn tư nhân.
Vingroup vượt Xuân Thành, Lũng Lô trở thành doanh nghiệp nội đầu tiên làm metro
Ngày 4/2/2017 trong buổi làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, TP. Hà Nội nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có chỉ đạo cần tăng cường huy động nguồn vốn nội địa thực hiện dự án.
“Từ kinh nghiệm thực hiện 2 dự án đường sắt đô thị, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế để tăng cường huy động nguồn lực trong nước hoặc nước ngoài thay cho nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án đường sắt đô thị khác. Trong đó tập trung tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển khai các dự án để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí xây dựng, thúc đẩy phát triển năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam”, phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngay sau khi có chỉ đạo từ phó Thủ tướng, sáng ngày 17/2 tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng về các tuyến đường sắt đô thị, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã tiết lộ hiện đã có 3 nhà đầu tư đề xuất tham gia xây dựng các tuyến Metro tại Hà Nội.
Cụ thể, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Thành phố đã nhận được đề xuất của 3 tập đoàn lớn trong nước tham gia xây dựng tuyến metro. Cụ thể là Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Xuân Thành. Về vấn đề này, Hà Nội sẽ có báo cáo lên Chính phủ xin ý kiến.
Trước thông tin Vingroup, Xuân Thành và Lũng Lô có ý muốn tham gia đầu tư các tuyến metro tại Hà Nội, phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, việc Hà Nội chủ động tìm nguồn vốn để thực hiện 6 tuyến đường sắt đô thị còn lại là rất hoan nghênh. Việc huy động nội lực để thực hiện các dự án giao thông cũng là chủ trương của Chính phủ. Bởi hiện nay, việc đi vay kinh phí từ bên ngoài không dễ.
Cũng theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, rõ ràng khi doanh nghiệp nội thực hiện giá sẽ rẻ hơn và nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt. Toa tàu, thiết bị có thể mua nước ngoài nhưng xây dựng hầm, đào hầm, đường sắt, trụ móng, dầm, nhà ga… công ty trong nước có thể làm được.
Phó thủ tướng nhấn mạnh, nếu nhà đầu tư nội tham gia phải đảm bảo được an toàn khi thi công. Vấn đề cốt lõi của xây dựng các tuyến metro là đảm bảo nhanh, rẻ và an toàn. Đã có nhà đầu tư nội đăng ký rồi, Hà Nội cũng xem xét kỹ họ sẽ làm thế nào. Bên cạnh đó phải mời các tư vấn, kể cả tư vấn nước ngoài vào nghiên cứu, phản biện.
Vingroup sẽ thực hiện tuyến đường sắt đô thị nào
Theo Quy hoạch giao thông tổng thể của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 519/QĐ-TTg ngày 31/03/2016, mạng lưới Metro Hà Nội gồm 8 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm.
Trong những năm gần đây, Bộ Giao thông vận tải và TP Hà Nội tập trung triển khai bốn tuyến ĐSĐT: số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), số 2A (Cát Linh – Hà Đông) và số 3 (Trôi – Nhổn – Yên Sở) bởi các tuyến này sẽ hình thành trục xương sống của mạng lưới giao thông công cộng Hà Nội. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án ĐSĐT đều rất chậm.
Được biết, Tuyến số 1 hiện đang đình trệ; hai tuyến Metro Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – Ga Hà Nội đều do các nhà thầu ngoại đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc triển khai. Tuy nhiên, hiện cả hai dự án này đều đội vốn và chậm tiến độ.
Được biết mới đây Hà Nội đã chính thức kêu gọi đầu tư 150.000 tỷ đồng vào 4 dự án đường sắt đô thị.trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, nhiều khả năng dự án đường sắt đô thị Vingroup sẽ chi 100.000 tỷ để làm sẽ là 1 trong số 4 dự án này.
Cụ thể, TP Hà Nội kêu gọi đầu tư vào dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 3 (đoạn từ Ga Hà Nội – Hoàng Mai) nhằm phát triển mạng lưới đường sắt đô thị, phục vụ nhu cầu vận tải hành khách khu vực nội đô và giảm ùn tắc giao thông. Dự kiến quy mô tuyến đường sắt này sẽ có chiều dài 8 km bao gồm 3 km đi ngầm với 7 ga. Dự án có tổng mức đầu tư vào khoảng 28.175 tỷ đồng.
TP Hà Nội cũng đang kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP vào tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 5, nhằm nâng cao năng lực vận tải khu vực đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đồng thời thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực hai bên Đại lộ Thăng Long. Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ có chiều dài 38,4 km với tổng mức đầu tư lên tới 65.572 tỷ đồng.
Tuyến đường sắt đô thị số 4 giai đoạn 1 (từ Liên Hà – Vĩnh Tuy) dài 18 km gồm 6 km đi ngầm có tổng mức đầu tư 40.885 tỷ đồng là dự án tiếp theo được TP Hà Nội kêu gọi đầu tư trong giai đoạn này. Tuyến đường này sẽ phục vụ nhu cầu đi lại giữa các khu vực phát triển đô thị trong đô thị trung tâm.
Đặc biệt, nhằm phục vụ và nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu đi lại giữa Trung tâm Hà Nội và Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, TP Hà Nội kêu gọi đầu tư PPP vào dự án đường sắt đô thị tuyến số 6 nối giữa Trung tâm Hà Nội đến Sân bay Nội Bài. Dự kiến, dự án tuyến đường sắt này sẽ có tổng chiều dài 47 km nhưng là tuyến đường đôi khổ 1.435 mm có tổng mức đầu tư vào khoảng 14.282 tỷ đồng.
UBND TP Hà Nội cho biết, dự án đường sắt đô thị tuyến số 6 nối giữa Trung tâm Hà Nội đến Sân bay Nội Bài khi hoàn thành còn thúc đẩy phát triển đô thị khu vực Bắc sông Hồng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Vinhomecitys.com theo TTT
Đăng bởi: Tháng Sáu 26, 2017
| Ngày cập nhật:Xem thêm
-
Tập đoàn Bất động sản Capitaland tại Việt Nam
Gia nhập thị trường bất động sản tại Việt Nam hơn 20 năm qua, CapitaLand – Tập đoàn bất động sản danh tiếng Châu Á có trụ sở chính tại Singapo – đã ghi dấu ấn sâu đậm với các dự án nhà ở tại Hà Nội và Tp.HCM. TẬP ĐOÀN CAPITALAND – NHÀ PHÁT […]
-
Những công trình kiến trúc hàng đầu thế giới của Atkins
Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc Atkins nổi tiếng thế giới với những toà nhà chọc trời, công trình xa hoa đẳng cấp, mang tính biểu tượng như: Huarong Tower (Trung Quốc); Tòa nhà căn hộ cao cấp và khách sạn 5 sao Five Jumeirah Village, Burj AL Arab, trung tâm thương mại […]
-
Thông tin Hệ thống Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam
Thông tin giới thiệu hệ thống các Trung tâm thương mại AEON tại Việt Nam đang hoạt động với các tiện ích dịch vụ phục vụ người dân mua sắm. Cùng với đó là loạt ác dự án TTTM của AEON tại các tỉnh thành trên cả nước đang và được lên kế hoạch triển […]
-
Chủ tịch Vingroup lập công ty GSM: Taxi và cho thuê xe Vinfast
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility – GSM) – Dịch vụ vận chuyển taxi và cho thuê xe máy, ô tô điện VinFast. Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh – GSM […]
-
Thông tin các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch
Thông tin chi tiết lộ trinh các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hanoi) theo quy hoạch gồm 9 tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh có tổng chiều dài 417,8 km (342,2 km cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng và 75,6 km đi ngầm). Trong đó, có các […]
-
Trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội và giải pháp
Nhà ở xã hội được quy hoạch, thiết kế đồng bộ với giá bán ưu đãi là mơ ước của số đông người dân. Việc tiếp cận những căn hộ này luôn khó khăn bởi nguồn cung thấp, tính minh bạch thông tin vẫn còn vướng mắc. Những vấn đề này khiến nhà ở xã […]
-
Biến động nhân sự ngành Bất động sản: Vinhomes tăng đột biến
Biến động nhân sự tại các doanh nghiệp tập đoàn Bất động sản niêm yết diễn ra theo hướng trái ngược nhau với Vinhomes tăng đột biến cùng sự gia tăng của các tập đoàn Nam Long, Văn Phú Invest… Ở chiều ngược lại thì Novaland, Đất Xanh, Phát Đạt, Khang Điền và một số […]