Viettin Real, VPReal, Techcomreal,Vincon… Những sàn Bất Động Sản mượn danh thương hiệu

12/05/2017 19:07 Chiều
Viettin Real, VPReal, Techcomreal, Vincon… nghe qua những cái tên sàn giao dịch bất động sản này, nhiều người dễ cho rằng đó là những công ty con hoặc có mối quan hệ nào đó thân thiết với các ngân hàng đã khá nổi tiếng là VietinBank, VPBank, Techcombank hay Vincom của tập đoàn Vingroup. Trên thực tế, những sàn giao dịch bất động sản này hầu hết lại không có liên quan đến các ngân hàng này.

Một vụi nhái thương hiệu bất động sản đã được mang giải quyết tranh chấp bằng phán quyết của cơ quan chức năng

Tên một đằng, quan hệ một nẻo

Nói đến Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đa số ai cũng biết đó là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước thuộc top đầu trên thị trường, trong khi đó, không ít người còn ngờ ngợ với cái tên Công ty CP Đầu tư Việt Tin (Viettin Real). Một số người cho rằng đây là công ty thành viên của VietinBank hoặc ngân hàng này góp vốn để kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, theo thông tin từ VietinBank, ngân hàng khẳng định hoàn toàn không dính dáng gì đến công ty này.

Tương tự, VPReals cũng rất giống với tên VPBank của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng không chỉ về cách phát âm mà cả biểu tượng logo. Biểu tượng của VPBank có màu xanh lá kết hợp màu đỏ, tượng trưng cho đôi bàn tay nâng đỡ ước mơ thì màu của VPReal cũng giống về màu sắc, chỉ khác biểu tượng đôi bàn tay là giống với hình bông sen. Dù vậy, giữa hai doanh nghiệp này có mối quan hệ góp vốn đầu tư hay không vẫn rất khó xác định.

Theo thông tin công bố trên trang web VPBank, ngân hàng này hiện có 3 đơn vị thành viên là VPBank Securities, VPBank AMC và VPBank Finance mà không hề có bất cứ thông tin nào nhắc đến cái tên VPReals.

Trên trang web của VPReals thì giới thiệu, công ty “được thành lập bởi những tiền bối đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, phân phối các dự án bất động sản Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu”…

Thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) lại cho biết, VPReals thực chất là một công ty đa ngành, hoạt động trên gần 30 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, ngành nghề chính là kinh doanh và môi giới bất động sản. Công ty này cũng chỉ mới thành lập vào cuối tháng 3/2016, tức là mới được khoảng 1 năm.

Cũng khá bất ngờ khi cùng có nhiều công ty tên là Techcomreal và cùng hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản. Trong đó, được thị trường biết nhiều nhất là Công ty CP bất động sản Techcomreal. Tuy nhiên, thông tin trên truyền thông cũng cho biết đại diện công ty này từng tuyên bố công ty ông không có quan hệ gì với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).

Theo báo cáo thường niên của Techcombank, tính đến ngày 31/12/2016 ngân hàng có 4 công ty con. Tuy nhiên, những công ty này hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, quản lý nợ – khai thác tài sản, quản lý quỹ và tài chính-tín dụng chứ không hề liên quan đến hoạt động bất động sản. Bên cạnh đó, trong 8 công ty mà ngân hàng góp vốn đầu tư cũng không có tên Techcomreal.

Ngoài ra, không chỉ “bắt chước” theo tên gọi của các ngân hàng, rất nhiều công ty môi giới bất động sản khác còn thấy sang bắt quàng làm họ, đặt tên giống với với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài ngành khác.

Cố tình gây hiểu nhầm?

Theo giới đầu tư và các chuyên gia trong ngành, điểm chung của các công ty kinh doanh, môi giới bất động sản có tên na ná này là hầu hết thời gian thành lập còn non trẻ, quy mô hoạt động còn hạn chế và chưa xây dựng được thương hiệu mạnh như các doanh nghiệp mà họ đặt tên cho gần giống.

Đại diện một doanh nghiệp đầu tư bất động sản lớn ở Tp.HCM cho rằng, việc các đơn vị kinh doanh mà hầu hết là các công ty môi giới bất động sản đặt tên ăn theo các công ty, thương hiệu lớn chủ yếu chỉ để phục vụ cho mục đích về thương hiệu, dễ dàng kinh doanh hơn hay thậm chí để khuếch trương cho mình lớn hơn. Điều này dẫn đến dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch.

Trên thực tế, đây không phải là những trường hợp cá biệt, mà việc đặt tên công ty gây nhầm lẫn, chiếm đoạt thương hiệu dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp thương hiệu… đang xảy ra khá phổ biến.

Điển hình như vụ việc Công ty CP tài chính và bất động sản Vincon đã bị Vingroup đưa ra khởi kiện vì nhái theo thương hiệu thương mại Vincom. Vụ việc cuối cùng cũng được giải quyết với phán quyết Công ty bất động sản Vincon buộc phải loại bỏ tên “Vincon” trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch, phương tiện kinh doanh, phương tiện quảng cáo và trên tên công ty.

Nguyên nhân tình trạng nhái thương hiệu là do các doanh nghiệp đặt tên công ty mình nhưng lại quên đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và bị người khác “đánh cắp”. Bên cạnh đó, nếu chưa đăng ký thì đây chỉ là vấn đề đạo đức kinh doanh, pháp luật cũng không cấm được. Do đó nhiều công ty nhỏ “ăn theo” mà không sợ bị xử lý.

Để hạn chế tranh chấp, nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nên sử dụng biện pháp bảo hộ. Còn đối với người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch để tránh nhầm lẫn và rủi ro.

Vinhomecitys.com

Đăng bởi: | Ngày cập nhật:

Xem thêm

  • thành phố thông minh Vinhomes Grand Park

    Tính năng quản lý vận hành thông minh tại Vinhomes Grand Park

    Tính năng thông minh tại khu đô thị Vinhomes Grand Park trong quản lý vận hành và ứng dụng kết nối tiện ích cho cư dân với công nghệ trí tuệ nhân tạo mang đến sự an toàn và cuộc sống hoàn hảo. Cùng tìm hiểu và khám phá các tính năng thông minh tại […]

  • Thị trường Bất động sản Long An

    Thu hồi hàng loạt dự án Bất động sản tại Long An

    UBND tỉnh Long An ra quyết định về chấm dứt các dự án bất động sản tại Long An, thực hiện thu hồi các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch các dự án này. Tiếp tục rà soát lại các dự án trễ tiến độ đủ điều kiện để thu hồi chấm dứt […]

  • QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI

    Quy định trình tự, thủ tục đăng ký thuê, mua Nhà ở Xã hội

    Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BXD về việc hợp nhất Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định trình tự, thủ tục thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại các dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và chính sách ưu […]

  • McDonald’s: Trùm nhà đất, chuyên kinh doanh Bất động sản

    Yếu tố đảm bảo cho sự thành công vượt bậc và bền vững của đế chế McDonald’s chính là việc kinh doanh bất động sản. McDonald’s là chủ đất lớn thứ 6 trên thế giới, chuyên đi buôn BĐS, bán khoai tây chiên, burger chỉ là phụ. Nguồn thu chính không phải từ bán đồ […]

  • Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Long Phước, Thành phố Thủ Đức - HCM.

    Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Happy Home TP Thủ Đức

    Dự án Nhà ở xã hội Vinhomes Long Phước, Thành phố Thủ Đức – HCM thương hiệu Happy Home có quy mô hơn 44ha do Công ty Cổ phần Phát triển Thành Phố Xanh (thuộc Vinhomes) là chủ đầu tư. Dự án nhà ở xã hội Vinhomes Long Phước – Happy Homes là dự án […]

  • bán vinhomes grand park

    Những kỷ lục bán hàng Vinhomes Grand Park HCM

    Những kỷ lục bán hàng ấn tượng  tại dự án khu đô thị Vinhomes Grand Park HCM với các khu căn hộ The Rainbow, Origami, khu thấp tầng The Manhattan…của hệ thống đại lý phân phối Vinhomes miền Nam. Chính thức ra mắt tháng 06/2019, Đại đô thị đẳng cấp quốc tế Vinhomes Grand Park quy mô […]

  • Biểu tượng khu đô thị Vinhomes

    Những kỳ quan điểm nhấn Khu đô thị Vinhomes

    Khám phá những điểm nhấn công trình tại các Khu đô thị Vinhomes tại TP. HCM và Hà Nội với những tuyệt tác kỳ quan như tòa tháp Landmark 81; Đại công viên ven sông lớn nhất Đông Nam Á Grand Forest; Biển hồ nước mặn giữa lòng thủ đô…đã trở thành biểu tượng xứng […]