Thông tin các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội theo quy hoạch
Thông tin chi tiết lộ trinh các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hanoi) theo quy hoạch gồm 9 tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh có tổng chiều dài 417,8 km (342,2 km cầu cạn, cầu cạn kết hợp đi bằng và 75,6 km đi ngầm). Trong đó, có các tuyến xuyên tâm (tuyến số 1, 2a, 2, 3 và 5), 2 tuyền nối với sân bay (tuyến 2 và tuyến 6) và 1 tuyến vòng (tuyến số 4).
Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội
Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016, mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội bao gồm 10 tuyến, bao gồm cả các tuyến trên cao và đi ngầm. Ngoài 8 tuyến đường sắt đô thị, Hà Nội còn dự kiến thực hiện thêm ba tuyến một đường ray.
Trong 8 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông (tuyến 2A) đang trong quá trình vận hành thử nghiệm và sắp đưa vào khai thác, tuyến Nhổn – ga Hà Nội hiện còn thi công, các tuyến còn lại (Đường sắt đô thị số 1,2,4,5,6,7,8) đều chưa được triển khai.
Hệ thống đường sắt đô thị của Hà Nội là khá tương đồng với quy hoạch hệ thống tàu điện ngầm của các thành phố lớn trên thế giới. Một thành phố hiện đại thì không thể thiếu hệ thống metro. Tốc độ triển khai các tuyến tiếp theo hy vọng sẽ nhanh hơn Cát Linh-Hà Đông đang hoạt động và mình cũng đã có dịp đi thử.
Hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hanoi) được vận hành bởi Công ty Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro Company – HMC). Đây là hệ thống đường sắt đô thị trên cao đầu tiên tại Việt Nam.
Thông tin chi tiết lộ trình các điểm tuyến ga đỗ hệ thống đường sắt đô thị Metro Hà Nội trong quy hoạch.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 1
Tuyến đường sắt số 1 gồm hai nhánh: Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên và Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy).
Tuyến đi trên cao kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia, chiều dài tuyến khoảng 36km. Tổng mức đầu tư 44.000 tỷ đồng, dự kiến xong vào 2030.
Theo quy hoạch thì tuyến số 1 dự kiến khởi công từ năm 2007, nhưng đến nay chưa khởi công.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 2 và 2A
Tuyến đường sắt đô thị số 2 bắt đầu từ Sân bay Nội Bài – Nam Thăng Long – Nguyễn Văn Huyên (kéo dài)–Hoàng Quốc Việt – Hoàng Hoa Thám – Thuỵ khê – Phan Đình Phùng – Hàng Giấy – Hàng Đường – Hàng Ngang – Hàng Đào – Đinh Tiên Hoàng và cuối cùng đến Trần Hưng Đạo.
Tổng mức đầu tư duyệt năm 2008 của tuyến số 2 là 19.555 tỷ đồng. Tuy nhiên tới năm 2015, sau khi rà soát lại nguồn vốn đầu tư, tổng vốn điều chính tăng lên 51.700 tỷ đồng nên hiện tại dự án đang được dừng triển khai.
Tuyến này có tuyến số 2A (đường sắt Cát Linh – Hà Đông) dài gần 14 km đã hoàn thành sau gần 10 năm khởi công (khởi công vào tháng 10/2011).
Cuối tháng 4/2021, Tư vấn Pháp ACT đã cấp chứng nhận an toàn hệ thống, dự án hiện vẫn đang chờ Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đồng ý trước khi có thể chính thức chạy thương mại.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 3
Tuyến đường sắt đô thị số 3 có lộ trình đi qua Trôi – Nhổn – ga Hà Nội – Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26 km, sau năm 2020 sẽ phát triển tuyến số 3 tới Sơn Tây với tổng chiều dài dự kiến 48 km. Toàn tuyến đi qua 12 nhà ga, bao gồm 8 ga trên cao (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chùa Hà, Cầu Giấy) và 4 ga ngầm (Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu, ga Hà Nội), trong đó có 2 ga kết nối trung chuyển.
Tuyến này hiện đang chạy 5 km đoạn Nhổn – ga Hà Nội, riêng 4km đi ngầm từ Cầu Giấy đến ga Hà Nội đang được gấp rút thi công. Các đoàn tàu của dự án bắt đầu được đưa vào vận hành thử toàn dọc tuyến trên cao 8,5 km, từ depot Nhổn đến ga S8 (Nhổn – Cầu Giấy) và ngược lại.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 4
Tuyến đường sắt đô thị trên cao số 4 có lộ trình đi qua Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/Hoàng Mai – Thanh Xuân – Bắc Từ Liêm – Thượng Cát – Mê Linh với chiều dài khoảng 54 km.
Tuyến đường sắt đô thị số 4 này được thiết kế theo dạng vòng tròn, kết nối với các tuyến số 1, 2, 3 và 5.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 5
Dự án metro số 5, tuyến Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc dài 39 km với 21 nhà ga (6 ga ngầm và 15 ga nổi); tổng mức đầu tư dự kiến 65.400 tỷ đồng.
Tuyến khởi đầu từ khu vực đường Văn Cao giao với Hoàng Hoa Thám, dự án sẽ đi ngầm qua Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, vành đai 3 và đi nổi từ đại lộ Thăng Long.
Từ nút giao Hòa Lạc (vành đai 4) đến cuối tuyến thuộc thôn Thạch Bình (xã Yên Bình), metro số 5 đi trên mặt đất vào dải phân cách giữa của cao tốc quy hoạch Hòa Lạc – Hòa Bình.
Theo tính toán, tuyến số 5 khai thác 11 đoàn tàu với tổng số 44 toa đi vào hoạt động, tốc độ tàu chạy tối đa trên cao là 120 km/h; dưới ngầm là 80 km/h, tương ứng thời gian đi từ Hồ Tây đến An Khánh khoảng 18 phút 30 giây, đến Hòa Lạc khoảng 33 phút 22 giây và đến Ba Vì khoảng 41 phút. Tàu chạy trong giờ cao điểm là 6 phút/chuyến, các giờ khác trong ngày là 12 phút/chuyến
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 6
Tuyến đường sắt số 6 có lộ trình đi từ Nội Bài đến khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, đồng thời kết nối với tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội. Tổng chiều dài của tuyến này là 43 km.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 7
Tuyến đường sắt số 7 có lộ trình đi qua Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội với chiều dài khoảng 28km. Tuyến này sẽ kết nối với tuyến số 4 tại đoạn Đại Mạch và Tây Tựu, đồng thời giao với tuyến số 6 tại đoạn Dương Nội. Tổng chiều dài tuyến số 7 khoảng 35 km.
Thông tin tuyến đường sắt đô thị số 8
Đối với tuyến đường sắt đô thị số 8, tuyến này sẽ có lộ trình từ Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá với chiều dài khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng – Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam – vượt sông Hồng – Dương Xá đi trên cao.
Mạng lưới Metro Hà Nội đáp ứng nhu cầu giao thông công cộng
Dự kiến, khi mạng lưới đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (Metro Hahoi) hoàn thiện sẽ gia tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện hành khách công cộng tới 35-45%, giảm thị phần người sử dụng phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%; đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc nghẽn giao thông và tình trạng ô nhiễm.
Các tuyến đường sắt đô thị được lập kế hoạch trên cơ sở khảo sát từ các chuyên gia hàng đầu. Hướng tuyến, nhà ga được lập kế hoạch dựa trên khu dân cư, các khối cơ quan nhà nước, khối doanh nghiệp, văn phòng, trường học…
Mọi thông tin liên hệ hoặc cần cung cấp vui lòng liên hệ Email: bdshotrothongtin@gmail.com
TIN TỨC LIÊN QUAN:
Thông tin lộ trình các tuyến xe buýt điện Vinbus Hà Nội
Khám phá ga Nhà hát Thành phố tuyến Metro Bến Thành
Công bố các đồ án quy hoạch khu vực nội đô lịch sử Hà Nội
11 cầu vượt đi bộ nối các ga metro tuyến Bến Thành – Suối Tiên
6 siêu công trình văn hoá tầm cỡ thế giới ở Hà Nội
Cận cảnh tuyến tàu Bus đường sông đầu tiên ở Sài Gòn
Điểm danh 10 khu đô thị sẽ làm thay đổi diện mạo Việt Nam
Thông tin chi tiết các tuyến xe Vinbus Vinhomes Grand Park – TP. HCM
Xe Buýt điện VinBus, phương tiện di chuyển thuận tiện và thân thiện
Đăng bởi: Tháng Ba 5, 2023
| Ngày cập nhật:Xem thêm
-
Bất động sản Geleximco: Thương hiệu chủ đầu tư uy tín
Bất động sản Geleximco do chủ đầu tư này phát triển đã khẳng định thương hiệu với các dự án có vị trí đắc địa, hệ thống tiện ích hoàn hảo, mang đến sự an tâm và niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư. Tập đoàn Geleximco luôn mang đến cho các khách hàng […]
-
Người mua căn hộ chung cư Mini tiềm ẩn nhiều rủi ro
Người mua căn hộ chung cư mini gặp nhiều rủi ro do loại hình này chưa có pháp lý, không được cấp sổ hồng. Các căn hộ này cũng thường xây dựng không phép, không đảm bảo an toàn an ninh và PCCC… Việc những tòa nhà chung cư mini đua nhau “mọc” lên tại […]
-
Pháp lý căn hộ Condotel: Công nhận & cấp quyền sở hữu
Pháp lý căn hộ khách sạn Condotel với việc được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và được chuyển nhượng theo quy định giúp khơi thông thị trường và tâm lý nhà đầu tư. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc […]
-
Thương hiệu dự án nhà ở Ehome của tập đoàn BĐS Nam Long
EHome là thương hiệu nhà ở cho người có thu nhập trung bình, ổn định của Nam Long với 3 tiêu chí chính: bền vững về môi trường (ecology), kinh tế về đầu tư (economy), hiệu quả về sử dụng (efficiency). Năm 2008, khi phân khúc bất động sản cao cấp đang nở rộ, Nam […]
-
TP.HCM: Xây dựng tuyến đường ven sông Sài Gòn
Đoạn đường ven sông Sài Gòn dài gần 4km tại trung tâm TP.HCM sở hữu nhiều view “đắt giá” nối liền thành một dải từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến cầu Sài Gòn (quận Bình Thạnh). Ngoài ra tuyến đường dọc sông Sài Gòn kết nối các tỉnh cũng mang đến sự giao thông […]
-
Dự án căn hộ The PRIVIA Bình Tân – Chủ đầu tư Khang Điền
Dự án căn hộ The PRIVIA tọa lạc trên trục đường An Dương Vương, quy mô 3 block trên khu đất 1,8ha với thiết kế hiện đại, tiện ích cao cấp… do Khang Điền phát triển. The PRIVIA được Khang Điền phát triển tại khu tây Sài Gòn – nơi đang khan hiếm nguồn cung […]
-
Tiềm năng Căn hộ Vinhomes The Five Way Phú Quốc hút nhà đầu tư
[Review – Đánh giá] Căn hộ khách sạn Vinhomes The Five Way Phú Quốc nằm trong tổ hợp nghỉ dưỡng Grand World và đại quần thể vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí Casino và Vinpearl đang hút nhà đầu tư quan tâm với chính sách bán hàng hấp dẫn. Lợi thế căn hộ The 5Way […]